Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Những cách học tiếng anh giao tiếp hiệu quả hơn

 Bạn có biết rằng nếu chỉ dựa vào những bài học trên trường là không đủ, bạn cần có khả năng tự học tiếng Anh giao tiếp để nâng cao trình độ của mình? Trình độ tiếng Anh vượt trội hơn những người khác sẽ là chìa khóa quan trọng giúp bạn thành công trong sự nghiệp.


Không giống như học tiếng Anh trong nhà trường, cách tự học tiếng Anh giao tiếp không chỉ gói gọn trong việc nghe – đọc những gì giáo viên truyền tải, mà cần nhiều phương pháp hơn thế. Vậy cách học tiếng Anh giao tiếp thế nào để thật sự hiệu quả?
Hôm nay mình xin chia sẻ các nguyên tắc cơ bản để bạn tự học tiếng Anh giao tiếp và cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả mà không gây nhàm chán nhé !



Nguyên tắc 1 : Cách học tiếng anh giao tiếp với người nước ngoài bằng cách luyện phát âm.
-  Một trong những lý do chính khiến bạn ngại giao tiếp bằng tiếng Anh chính là do phát âm không chuẩn. Học phát âm là một phần rất quan trọng, nếu không muốn là quan trọng nhất trong quá trình tự học tiếng Anh giao tiếp, vì nếu bạn nói không chuẩn người nghe sẽ không thể lĩnh hội được những gì bạn muốn truyền đạt.
-  Giao tiếp quan trọng như vậy, nhưng muốn tìm ra cách học tiếng Anh giao tiếp đạt hiệu quả cao thật không đơn giản. Theo kinh nghiệm của mình, các bạn cần nắm vững cách phát âm từng từ một thông qua Hệ thông phiên âm quốc tế (International Phonetic Symbols – IPS) hoặc bằng cách đọc phiên âm trong những những quyển từ điển của Nhà Xuất Bản Oxford. Hoặc đơn giản nhất là bạn có thể dùng tính năng nghe của Google Translate để biết được cách phát âm của từ này.

Nguyên tắc 2 : Cách học tiếng Anh giao tiếp qua văn bản.
-  Một điều bạn cần chú ý khi học tiếng Anh giao tiếp qua văn bản là bạn nên học toàn bộ một cấu trúc câu, chứ không nên học từng từ một. Ví dụ bạn nên ghi nhớ toàn bộ một câu như :
There is a boy, his name is Jack. Jack goes to the store. He buys a bottle of water. He pays two dollars for the water.
=> Đấy là một cậu bé, tên cậu ấy là Jack, Jack đến cửa hàng, cậu mua một chai nước . Cậu trả 2 dollars cho chai nước này.
-  Khi bạn học toàn bộ cấu trúc câu này, sẽ có rất nhiều thông tin được tự động ghi nhớ vào đầu bạn. Bạn sẽ nhớ được rằng Jack là ai, cậu ấy làm gì, cậu tiêu bao nhiêu tiền để mua cái gì.
-  Khi đã nhớ kĩ toàn bộ câu đó, bạn có thể chuyển đổi nó thành mọi thì mà bạn muốn. Ví dụ :
There was a boy named Jack. Yesterday, he went to the store. He bought a bottle of water. He paid two dollars for the water.
=> Đấy là một cậu bé tên là Jack. Hôm qua cậu đến cửa hàng, cậu đã mua một chai nước, cậu đã trả 2 dollars cho chai nước này.
Thật đơn giản phải không?
There will be a boy. His name will be Jack. He’s going to go to the store and he’ll buy a bottle of water. He’s going to pay two dollars for the water.
=> Sẽ có một cậu bé. Cậu bé đấy sẽ là Jack. Cậu dự định đến của hàng và cậu sẽ mua một chai nước. Cậu sẽ trả 2 dollars cho chai nước này.
-  Bằng cách học thuộc một câu, thay đổi các đại từ/ động từ/ tính từ trong câu hay đặt nó vào các thì khác nhau, bạn sẽ thấy rằng bạn không chỉ nhớ được một câu mà còn nhớ được vô vàn biến thể của nó cũng như các dạng văn phạm có thể gặp.
=> Cách học tiếng Anh giao tiếp này đã được chứng minh là hiệu quả.

Nguyên tắc 3 : Cách học tiếng Anh giao tiếp qua hội thoại.
-  Khi bạn đã nắm vững cách phát âm tiếng Anh, bạn cũng đã tích lũy được một lượng từ vựng kha khá, bạn còn ngại gì mà không nâng cao trình độ tiếng Anh của mình bằng cách trò chuyện với bạn bè hay giáo viên nước ngoài? Bằng việc trò chuyện thật nhiều, bạn sẽ dần dần nâng cao sự tự tin của mình trong việc sử dụng tiếng Anh, ngoài ra bạn bè cũng sẽ sửa chữa cho bạn những phần bạn nói chưa thật đúng.
-  Nếu bạn sử dụng tiếng Anh giao tiếp một cách thường xuyên, dần dần bạn sẽ thấy tiếng Anh như thấm vào người và trở thành ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Đấy là cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả nhất.

Cách tự học tiếng Anh giao tiếp qua hội thoại:
-  Bạn đang mất quá nhiều kiến thức về vốn tiếng anh, nhưng đừng lo lắng. Hiện any có rất nhiều khoa học tiếng anh cho người mất gốc để tự học tiếng Anh giao tiếp thuần thục thật không có gì khó khăn miễn là bạn có được sự chăm chỉ và nỗ lực hết mình. Hãy xây dựng cho mình một lộ trình tự học tiếng Anh đều đặn hàng ngày thông qua những cách học tiếng Anh giao tiếp mà mình đã chia sẻ. Đấy chính là cách học tiếng Anh hiệu quả mà mình đã rút ra sau nhiều năm nghiên cứu ngôn ngữ này.
-  Trong qúa trình luyện nghe Tiếng Anh, đôi khi bạn gặp phải tình huống không nghe rõ từ mặc dù nếu câu đó được viết ra, bạn đều đã biết từ đó. Vậy tại sao lại như vậy?
Để giả đáp thắc mắc trên, hôm nay, Học Viện Anh Ngữ New York sẽ đề cập tới những vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu Tiếng Anh của bạn. Những vấn đề sắp được đề cập dưới đây là điều mà bất kỳ người học tiếng Anh nào cũng nên biết để bạn không những nghe tốt hơn mà còn nói tốt hơn.

1. Hiện tượng nối âm – linking sound
-  Giả sử bạn được nghe 1 đoạn hội thoại như sau:
    A: Excuse me! Do you mind? Everywhere else is full (Mình có thể ngồi nhờ được không? Bên ngoài hết chỗ rồi)
    B: Not at all! (Tất nhiên rồi)

-  Sẽ có một số bạn không nghe được từng từ trong 2 câu này mặc dù khi nhìn, bạn sẽ thấy đây toàn là những từ bạn đã biết. Vậy tại sao chúng ta lại không nghe được? Bởi vì có hiện tượng nối âm ở đây. Cụ thể trong 2 câu này có 3 chỗ được nối âm. Thứ nhất là Everywhere else,   Not at và at all. Vậy bản chất của việc nối âm ở đây là gì. Đây là hiện tượng phổ biến khi nói tiếng Anh, nối giữa phụ âm và nguyên âm, nối phụ âm của từ đứng trước với nguyên âm của từ đứng sau. Cụ thể, ở đây đầu tiên nối phụ âm /r/với nguyên âm /e/, thứ 2 nối phụ âm/ t /với nguyên âm /ə/, cuối cũng nối phụ âm/ t/với nguyên /ɔː/
-  Do người bản xứ thường nói khá nhanh và hay nối âm nên tốc độ nói thường khá nhanh khiến chúng ta không nghe rõ được. Tuy nhiên, với những bạn học Tiếng Anh, nối âm giúp đẩy nhanh tốc độ nói và khiến ngữ điệu trở nên tự nhiên hơn. Nắm vững nối âm, luyện nghe trở nên hiệu quả hơn.

Trong tiếng Anh nối âm là hiện tượng phổ biến:       
-  Ví dụ:
+ Look at the screen: Nối giữa phụ âm /k/ và nguyên âm /ə/
+ Catch up nối giữa phu ậm/ tʃ / với nguyên âm /ʌ/
-  Có một lưu ý nho nhỏ dành cho bạn là không phải mọi chữ cái cuối cùng của từ đều là âm cuối của từ đó: ví dụ từ laugh nghĩa là cười lớn tiếng âm cuối là /f/ không phải /h/ hay leave âm cuối là /v/ không phải/e/. Vì vậy hãy tra từ trong từ điển để phát âm chính xác
2. Hiện tượng biến đổi âm của tiếng Anh-Mỹ
-  Các bạn khi xem phim Mỹ thường thấy phụ âm /t/ đứng giữa 2 nguyên âm được biến đổi thành âm /d/ khi nối 2 từ này với nhau. Ví dụ như:  out of, lot of, later.
-  Giả sử trong câu: John’s got a lot of homework có hiện tượng biến âm của từ lot of, thay vì đọc là lot, of tách từng từ khi nối âm từ /t/ đọc thành /d/. Ngoài còn phải nối âm got-a.
-  Một ví dụ khác là We’ll talk about it later. Ở đây bạn có thấy hiện tượng biến âm của từ later, chữ t thay vì đọc là /t/ mình đọc thành /d/, Ngoài còn phải nối âm talk-about và about-it.
-  Các bạn để ý thấy khi mình đọc rời rạc từng từ tốc độ nói của bạn bị chậm đáng kể so với lúc bạn nối âm. Đồng thời, nghe còn không được tự nhiên lắm. Vì vậy bạn nên luyện tập nối âm thường xuyên và để ý hiện tượng biến âm. Lúc đầu, có thể bạn còn chưa quen, nhưng khi đã thành thục thì khi nói bất kì câu nào bạn cũng có xu hướng nối âm, phản xạ tự động nối âm. 
-  Có nhiều bạn tự hỏi tại sao rằng mình đã luyện tập nhiều  rồi mà vẫn chưa thể nối âm một cách tự nhiên? Đó có thể là do bạn chưa luyện tập nói và nối âm hằng ngày, bởi chỉ như vậy, bạn mới tạo thói quen và phản xạ nối âm.

Như vậy, Học Viện Anh Ngữ New York vừa trình bày nguyên nhân bạn gặp khó khăn trong nghe hiểu tiếng Anh là do bạn chưa nắm chắc quy tắc nối âm và biến âm. Hi vọng, qua bài học này, các bạn sẽ chú ý hơn hiện tượng này khi xem phim Mỹ, từ đó luyện nghe tốt hơn và nói cũng tốt hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét